Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017


PGS.TS Bùi Hiền, một nhân vật nổi tiếng đang làm rầm rộ cư dân mạng trong suốt 2 tuần qua , là tác giả nghiên cứu công trình được gọi công khai với cái tên “Kải Kác Tiếq Việt”  và đồng thời cũng đã nhận không ít tai tiếng từ mọi người.


            Cùng điểm lại những cột mốc diễn biến sự việc cho đến hiện tại của tin tức nổi bật này nào.
PGS.TS Bùi Hiền

Khởi đầu của tin tức:  

Ngày 25/11 PV truyền hình VTC đã phỏng vấn PGS.TS Bùi Hiền về công trình của ông với những đề xuất bất ngờ khiến dư luận xôn xao.
Theo lời kể của ông, ông đã  bắt tay vào nghiên cứu từ hơn 30 năm về trước. Bây giờ ông mới đưa ra được một nửa đề án, tức là mới có một phần về phụ âm, còn nguyên âm ông chưa đưa ra được.
Về nghiên cứu ông mới chỉ đưa ra ở khuôn khổ là báo cáo khoa học trong giới ngôn ngữ học để tranh thủ lấy ý kiến từ các đồng nghiệp. Theo lời ông nói thì đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý, không phải là đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của Nhà nước mà chỉ là ý kiến của một cá nhân.
Trước khi báo cáo khoa học công khai, ông đã biết trước rằng sẽ nhận được những phản ứng trái chiều cả từ dư luận và đồng nghiệp. Đa số họ thấy tiếng Việt như thế là tốt lắm rồi, cứ để yên nó như thế thôi, chẳng chết ai. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, ông đã lường trước hết được những vấn đề “ném đá” từ cư dân mạng nổ ra. Ông không lo lắng vì chuyện này nhưng để làm cho nó tốt, không mất công, không gây ra xáo trộn trong suy nghĩ của cả xã hội thì chưa nên đưa công trình cải cách của ông ra xã hội.


Theo những suy nghĩ của ông, chúng ta nên gạt bỏ những tập quán cũ đi mà nhìn vào hiện tại, tương lai. Không như người ta tưởng tượng là giáo dục lại toàn bộ đội ngũ, dạy học từ đầu cho tất cả. Chuyện đó là do suy đoán thôi chứ không phải như thế.
Ông cho công bố văn bản đầu tiên trên Tạp chí Giáo dục Đại học cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, năm nào Viện Khoa học Ngôn ngữ cũng đề cập vấn đề về Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng chưa tập trung.
Khẳng định công trình “Kải Kác tiếq việt” là cấp thiết, không thể kéo dài được nữa, nhất là sang đến thời kỳ công nghệ 4.0. Bây giờ chúng ta làm việc hầu như không viết tay nữa mà toàn đánh máy. Như vậy, chuyện dùng máy tính để truyền đạt ý kiến, tiếng nói của Việt Nam cần phải gọn, ngắn và khoa học. Mỗi một giờ, mỗi một phút của chúng ta đều là tiền bạc, công sức, rất quý giá vì thế công cuộc cải tiến Tiếng Việt hiện tại là rất cần thiết.
Theo phân tích, việc chúng ta dành quá nhiều thời gian để vật lộn với cách viết cũ thì thật là tốn công. Tôi đã thử tính, mỗi văn bản nếu chúng ta áp dụng bằng chữ mới có thể tiết kiệm đến hơn 8%. Có nghĩa là 100 giờ thì tiết tiết kiệm được 8 giờ. Ngoài ra, lỗi chính tả của chúng ta trong các văn bản hiện nay cũng tràn ngập. Ta muốn biên tập cũng phải tra từ điển, phải làm rất nhiều việc và mất 8% nữa. Nếu chúng ta áp dụng chữ mới sẽ không phải sửa chữa lại lỗi chính tả nữa.
Kải Kác tiếq Việt” hiện tại là vấn đề hết sức cấp thiết đối với công cuộc xây dựng đất nước về mặt văn hóa và giáo dục. Chưa kể việc giáo dục nếu được học chương trình mới, chữ mới có thể tiết kiệm rất nhiều.” – PGS.TS Bùi Hiền nói.

Quy luật của sự thay đổi chữ viết:

Ông đề xuất bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Lating như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi cách viết của 11 chữ cái hiện có trong bảng ký tự, cụ thể:
C = Ch, Tr
D = Đ
G = G, Gh
F = Ph
K = C, Q, K
Q = Ng, Ngh
R = R
S = SX = KhW =ThZ = d, gi, r. 
            Do âm “nh” chưa nghĩ ra kí tự thay thế mới, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ý kiến chung của cộng đồng mạng:

Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ bấy lâu đã là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, không phải nói đổi là đổi được ngay. Hơn thế nữa, họ còn quan ngại nếu như bảng chữ cái mới được đưa vào sử dụng thì e rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn. Lúc này, hàng chục triệu người Việt sẽ phải lao đầu vào... học lại từ đầu!
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu nhận định sáng kiến, đề xuất mới trong khoa học ngôn ngữ của PGS.TS Bùi Hiền rất đáng trân trọng. Việc của độc giả hiện tại là nên xem xét cách tiếp nhận còn đánh giá đã có Hội đồng chuyên môn. Xã hội luôn tồn tại quy luật đổi mới và sáng tạo nên sự cống hiến của thầy ông không hẳn là "vô bổ" như nhiều người vẫn nghĩ. Âu cũng chỉ là cách công bố có hơi đường đột, bất ngờ khiến chúng ta tạm thời bị "sốc" và chưa thể làm quen. Cơ bản trong tương lai, biết đâu chúng ta sẽ tìm ra được những yếu tố tích cực nhất định từ bảng chữ cái mà ông đề xuất trong chính công cuộc hoàn thiện ngữ âm tiếng Việt.

Làn sóng mạng xã hội:

Những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng
            Sau ngày 26/11 khi dự án “Kải Kác Tiếq Việt” của ông được lan truyền trên các trang mạng xã hội,  nhiều ý kiến phản đối gay gắt khi nhiều bạn trẻ còn dùng những từ ngữ vô cùng nặng nề như "có vấn đề", "thần kinh", "điên khùng"v..v.. khi nhắc đến PGS.TS Bùi Hiền cùng công trình nghiên cứu của ông. 
            Có thể thấy, cơn bão phê phán trên mạng xã hội không chỉ dừng lại ở những bình luận chuyên môn mà còn chuyển sang công kích, lăng mạ tác giả bằng ngôn từ độc ác, đi quá giới hạn đạo đức cho phép. Thậm chí có người còn chế ảnh  cáo phó của PGS.TS Bùi Hiền hoặc ghép ông vào những câu nói vô văn hoá chỉ để “mua vui” trên mạng xã hội. PGS.TS Bùi Hiền năm nay đã 83 tuổi, và ông đang phải nghe những lời "chửi rủa", trù dập của những người chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu.
            Một ý kiến cá nhân bức xúc cho rằng : “Người nghiên cứu khoa học luôn luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ để đưa ra 1 đề án. Có thể đề án đó không được mọi người công nhận, nhận được nhiều lời chê bai, nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó vẫn có những điểm cần được cân nhắc. Đồng thời, mọi người cũng không nên xúc phạm người đã bỏ công để nghiên cứu nó”.
Nói rất đúng đấy. Nhiều người mắng ông đến mức vô văn hoá. Dù sao ý tưởng không tốt nhưng ông ý cũng xuất phát từ mong muốn giúp đỡ mọi người (chỉ là cái bảng chữ đó sai quá sai  ) Đáng tuổi ông cha mà lên mạng đọc toàn thấy mấy bạn 2k chửi ông”. - một tài khoản facebook cho hay.
            GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cũng đã lên tiếng cho rằng Ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền nêu ra chỉ là quan điểm cá nhân để giới khoa học xem xét. Phần đông nhà ngôn ngữ học, cũng như các nhà quản lý giáo dục, sẽ không đồng tình và chắc chắn nó sẽ không đi đến đâu cả. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng sẽ không có thay đổi nào về chữ viết cả. Tuy nhiên, ông thực sự cảm thấy bất bình về những ý kiến miệt thị, xúc phạm, công kích công trình khoa học, cũng như cá nhân PGS.TS Bùi Hiền.
Người Việt Nam có bản chất rất thích cùng hùa nhau làm việc gì đó, trong khi mỗi người trong số họ ít suy nghĩ thấu đáo về việc đó như thế nào. Cứ có một like là có hàng trăm cái like tiếp theo, hễ có một người ném đá thì sẽ có hàng tấn gạch đá ném theo. Cách ứng xử này gần như đã trở thành "đặc sản" tính cộng đồng làng xã của chúng ta và không biết đến bao giờ mới khắc phục được. Trong khi đó, mạng xã hội lại đang trở thành công cụ hữu hiệu tiếp tay cho thói xấu này. Điều này ở văn hóa phương Tây rất hiếm khi xảy ra, vì mỗi người khi nói, làm gì đều có bản lĩnh để suy nghĩ và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình.

            Vậy liệu trong tương lai chúng ta có cần cải tiến bảng chữ truyền thống hay không?

 Nếu là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ am hiểu sâu sắc vấn đề thì sẽ không bao giờ đưa ra đề xuất cải tiến chữ viết mang tính đảo lộn. Một nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm cũng không bao giờ chấp nhận đề xuất cải tiến chữ viết mang tính đảo lộn. Để thông qua những việc như thế này, không phụ thuộc vào thẩm quyền của một người.
Tổng hợp

KS.Bách Diệp Thành






Tham gia đóng góp ý kiến tại đây
Facebook: Bách Diệp Thành SHOP

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Buôn Ma Túy Bằng Kế “Mang Thai”

Công an quận 8, TP Hồ Chí Minh đã từng bắt quả tang hành vi mua bán trái phép ma túy của đối tượng Kim Thị Lợi nhưng lý do đang mang thai nên bà Lợi được thả tại ngoại. Với chính sách nhân đạo của pháp luật là tạm thời hoãn chấp hành hình phạt tù khi phụ nữ đang mang thai nên trong thời gian tại ngoại, bà Lợi tiếp tục mua bán ma túy với số lượng lớn…

Đối tượng: Kim Thị Lợi

Theo thông tin từ Phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm ma túy. Công an TP Hồ Chí Minh, sau nhiều tháng theo dõi, vào lúc 11 giờ 50 phút ngày 20/11/2017, trinh sát Đội 2 từ bộ phận đã bắt quả tang đối tượng Kim Thị Lợi đang đưa ma túy đi giao cho một đối tượng tên Hoa tại quận 4.
Tại hiện trường, các trinh sát khám sét và thu giữ gồm 1 bánh heroin, 1 xe gắn máy dùng làm phương tiện vận chuyển cùng một số loại tang vật có liên quan. Tại cơ quan Công an, bà Lợi nhất quyết không khai ra đồng bọn trong đường dây ma túy, bà chỉ nói thẳn thắn một câu: "Bắt được ai thì người ấy chịu…".

Hoàn cảnh xuất thân của bà Lợi
Bà Lợi sống trong một gia đình lao động ở khu vực Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, TP Hồ Chí Minh, nhà nghèo, lại đông anh em nên cũng như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, hàng ngày từ sáng sớm đến tận đêm khuya, ba mẹ Lợi thường cho các con vài khúc bánh mì rồi khóa trái cửa ngoài, xuống bến thuyền vác rau, củ, quả cho những thương lái từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ để kiếm miếng cơm, manh áo.

Khi bà được 5-6 tuổi thì cha mẹ không còn nhốt trong nhà nữa mà để rong cho anh em bà mặc sức sang nhà hàng xóm chơi với đám trẻ cùng trang lứa
.

Khu vực Bên Bình Đông
Tại khu vực này, tội phạm nơi đây đa phần nghiện ma túy nặng và cũng là những đối tượng ăn chơi không biết ngày mai nên nhiều người trong cái xóm nghèo đã bỏ nghề bốc vác, chuyển sang môi giới mại dâm và mua bán ma túy ở nơi khác về cung cấp cho các dân anh chị.

Gần mực thì đen, lâu ngày rồi cũng bị nhiễm bẩn, từ những đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên, anh em Lợi được một "tú bà" vừa chăn dắt gái, vừa bán ma túy tên là Hiền bên hàng xóm, thường xuyên cho tiền mua quà vặt rồi sai mang những gói ma túy giao cho những đối tượng nghiện hút.

Cứ mỗi vài lần như thế, bà Hiền lại cho anh em Lợi nhiều tiền hơn và cũng giao hàng thường xuyên hơn. Lúc đầu anh em Lợi không biết đó là thứ gì,   nhưng sau nhiều lần đi giao, thấy người ra đưa vào mũi hít rồi ngất ngây nên Lợi cùng anh trai mình đã một lần lén mở trộm một tí đưa vào mũi hít. Sau nhiều lần thử, anh em Lợi đã trở thành con nghiện và kể từ đó lệ thuộc hoàn toàn vào bà Hiền kia.

Năm 1996, bà Hiền cuối cùng bị Công an quận 8 bắt về tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, từ đó anh em Lợi trở nên bơ vơ. Cơn nghiện vẫn không buông bỏ anh em Lợi nên đã gom vét những đồ vật trong nhà bán để mua ma túy hít.

Quá bần cùng, Lợi bàn với anh trai ra Bến Bình Đông trà trộn vào số thương lái tìm cách móc túi, nhưng do nhát gan nên anh trai không chịu hợp tác, chỉ một mình bà lao vào nghề trộm vặt.

Ở cái bến thuyền trù phú ngày đó, từ thương lái cho đến bốc vác, bảo kê đều là những người có máu giang hồ. Vì thế nên chỉ hành nghề chưa đến nửa năm, Lợi đã bị cảnh cáo dằn mặt rất nhiều lần và cũng lĩnh những ngần ấy trận đòn thừa sống thiếu chết.

Nhận ra không thể tiếp tục dùng nghề trộm vặt để kiếm ăn nữa, Lợi bèn lập mưu tìm cách chuyển nghề. Đang trong cơn túng quẫn thì Lợi được một trùm ma túy dang tay đón đỡ. Biết Lợi từng có khoảng thời gian phục vụ dưới trướng của bà Hiền, tay trùm này đã đưa cô về một căn nhà nằm sâu trong con hẻm trên con đường Hoài Thanh, phường 14, quận 8 cho Lợi hít ma túy rồi yêu cầu làm người thăm dò cho hắn.

Với sự quen thuộc của ngành nghề đã có từ lâu, Lợi lập tức nhận lời và chỉ gần một năm sau, bà ta đã nắm bắt được toàn bộ đường đi nước bước trong đường dây và còn biết được cả số điện thoại của đầu mối cung cấp để liên hệ mua bán.

Qua năm sau. khi đã rành nghề, Lợi quyết định rời bỏ tên trùm kia để tự mình đứng ra lập mạng lưới riêng. Việc đầu tiên mà Lợi làm là tìm kiếm thâu nạp một số đối tượng trộm cắp, cướp giật về phục vụ dưới trướng của mình rồi bày cho đám này mò đến nhà từng con nghiện tìm cách lôi kéo chúng về lấy hàng ma túy của mình, con nghiện nào không đồng ý thì xử không nương tay.

Mọi kế hoạch của Lợi đã triễn khai hoàn tất, Lợi bắt đầu liên lạc với một đối tượng ở đường Phạm Thế Hiển đặt mua heroin mang về xay nhuyễn, Lợi trộn thêm 50% bột mì, tạo thành phẩm và mang bán cho đám con nghiện. Ngay thời điểm tháng 10-1998, Lợi bị CA Quận 8 bắt quả tang cùng đồng bọn đang vận chuyển lượng ma túy bán cho một đối tượng bán lẻ ở quận 1 và bị xử phạt 18 năm tù.

Năm 2011, sau khi được tha tù trước thời hạn, Lợi tiếp tục liên hệ với đám anh em cũ lập đường dây lớn, nhưng phải chờ đến gần nửa năm sau khi mang thai, bà mới cho các điểm chính của đường dây này hoạt động.

Ma tuý xay nhuyễn pha bột mì
Năm 2013, triệt phá chuyên án do Lê Thị Kim Hương, 30 tuổi, tại 266/40/38 Tôn Đản, phường 8, quận 4 cầm đầu, trong đó, Lợi là mắt xích quan trọng. Các trinh sát đã phát hiện Lợi cất giấu một lượng lớn ma túy trong bát hương trên bàn thờ, nhưng khi xét xử đành phải cho tại ngoại vì theo kết luận của bác sỹ, vì lúc này bà đang mang thai tháng thứ 2.

Trong suốt 6 năm qua kể từ lúc được tha tù cho đến nay, bà cứ liên tục mang thai, sinh con rồi lại mang thai, tính đến cũng được 4 lần. Chính vì lý do đó mà vụ án cứ kéo dài hết tháng này đến năm khác. Tuy phải tốn sức với nhiều vụ án khác, nhưng với quyết tâm cao độ, Ban chỉ huy Đội 2 vẫn động viên các trinh sát phân chia nhau thường xuyên theo dõi hoạt động của Lợi để nắm tình hình.

Đến khi không còn mang thai nữa thì bà lại thay đổi chiêu thức giao dịch bằng cách cắt hết những điểm chủ chuốt từng cộng tác chuyển qua thuê cánh xe ôm hoặc shipper đi giao hàng, chỉ trường hợp người lạ đặt mua thì bà mới đích thân đi giao để nhận mặt. Hơn thế nữa, Bà còn thuê đám thanh niên nghiện hút từng có tiền án, tiền sự mà bà quen biết giả làm những người bán quán nước, xe bán cháo huyết, gánh bán hoa quả làm tai mắt rải khắp khu vực Bến Bình Đông.

Đi đến hồi kết
Tháng 8-2017, khi xác định đứa con út của Lợi đã được 36 tháng tuổi, đồng thời bà đã mổ cắt hết buồng trứng không thể sinh nở được nữa và đang giao dịch với một đối tượng ở phía Bắc để mua ma túy, các trinh sát Đội 2 quyết định vào cuộc phá án vào lúc 11 giờ 50 phút ngày 20-11, khi Lợi đang mang gần một bánh ma túy đi giao cho một đối tượng tên Hoa 

Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra đối với Lợi để hoàn tất hồ sơ, sớm đưa vụ án ra xét xử theo pháp luật.



Bài Đăng Mới Nhất