Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017


PGS.TS Bùi Hiền, một nhân vật nổi tiếng đang làm rầm rộ cư dân mạng trong suốt 2 tuần qua , là tác giả nghiên cứu công trình được gọi công khai với cái tên “Kải Kác Tiếq Việt”  và đồng thời cũng đã nhận không ít tai tiếng từ mọi người.


            Cùng điểm lại những cột mốc diễn biến sự việc cho đến hiện tại của tin tức nổi bật này nào.
PGS.TS Bùi Hiền

Khởi đầu của tin tức:  

Ngày 25/11 PV truyền hình VTC đã phỏng vấn PGS.TS Bùi Hiền về công trình của ông với những đề xuất bất ngờ khiến dư luận xôn xao.
Theo lời kể của ông, ông đã  bắt tay vào nghiên cứu từ hơn 30 năm về trước. Bây giờ ông mới đưa ra được một nửa đề án, tức là mới có một phần về phụ âm, còn nguyên âm ông chưa đưa ra được.
Về nghiên cứu ông mới chỉ đưa ra ở khuôn khổ là báo cáo khoa học trong giới ngôn ngữ học để tranh thủ lấy ý kiến từ các đồng nghiệp. Theo lời ông nói thì đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý, không phải là đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của Nhà nước mà chỉ là ý kiến của một cá nhân.
Trước khi báo cáo khoa học công khai, ông đã biết trước rằng sẽ nhận được những phản ứng trái chiều cả từ dư luận và đồng nghiệp. Đa số họ thấy tiếng Việt như thế là tốt lắm rồi, cứ để yên nó như thế thôi, chẳng chết ai. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm, ông đã lường trước hết được những vấn đề “ném đá” từ cư dân mạng nổ ra. Ông không lo lắng vì chuyện này nhưng để làm cho nó tốt, không mất công, không gây ra xáo trộn trong suy nghĩ của cả xã hội thì chưa nên đưa công trình cải cách của ông ra xã hội.


Theo những suy nghĩ của ông, chúng ta nên gạt bỏ những tập quán cũ đi mà nhìn vào hiện tại, tương lai. Không như người ta tưởng tượng là giáo dục lại toàn bộ đội ngũ, dạy học từ đầu cho tất cả. Chuyện đó là do suy đoán thôi chứ không phải như thế.
Ông cho công bố văn bản đầu tiên trên Tạp chí Giáo dục Đại học cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, năm nào Viện Khoa học Ngôn ngữ cũng đề cập vấn đề về Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng chưa tập trung.
Khẳng định công trình “Kải Kác tiếq việt” là cấp thiết, không thể kéo dài được nữa, nhất là sang đến thời kỳ công nghệ 4.0. Bây giờ chúng ta làm việc hầu như không viết tay nữa mà toàn đánh máy. Như vậy, chuyện dùng máy tính để truyền đạt ý kiến, tiếng nói của Việt Nam cần phải gọn, ngắn và khoa học. Mỗi một giờ, mỗi một phút của chúng ta đều là tiền bạc, công sức, rất quý giá vì thế công cuộc cải tiến Tiếng Việt hiện tại là rất cần thiết.
Theo phân tích, việc chúng ta dành quá nhiều thời gian để vật lộn với cách viết cũ thì thật là tốn công. Tôi đã thử tính, mỗi văn bản nếu chúng ta áp dụng bằng chữ mới có thể tiết kiệm đến hơn 8%. Có nghĩa là 100 giờ thì tiết tiết kiệm được 8 giờ. Ngoài ra, lỗi chính tả của chúng ta trong các văn bản hiện nay cũng tràn ngập. Ta muốn biên tập cũng phải tra từ điển, phải làm rất nhiều việc và mất 8% nữa. Nếu chúng ta áp dụng chữ mới sẽ không phải sửa chữa lại lỗi chính tả nữa.
Kải Kác tiếq Việt” hiện tại là vấn đề hết sức cấp thiết đối với công cuộc xây dựng đất nước về mặt văn hóa và giáo dục. Chưa kể việc giáo dục nếu được học chương trình mới, chữ mới có thể tiết kiệm rất nhiều.” – PGS.TS Bùi Hiền nói.

Quy luật của sự thay đổi chữ viết:

Ông đề xuất bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Lating như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi cách viết của 11 chữ cái hiện có trong bảng ký tự, cụ thể:
C = Ch, Tr
D = Đ
G = G, Gh
F = Ph
K = C, Q, K
Q = Ng, Ngh
R = R
S = SX = KhW =ThZ = d, gi, r. 
            Do âm “nh” chưa nghĩ ra kí tự thay thế mới, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ý kiến chung của cộng đồng mạng:

Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ bấy lâu đã là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, không phải nói đổi là đổi được ngay. Hơn thế nữa, họ còn quan ngại nếu như bảng chữ cái mới được đưa vào sử dụng thì e rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn. Lúc này, hàng chục triệu người Việt sẽ phải lao đầu vào... học lại từ đầu!
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu nhận định sáng kiến, đề xuất mới trong khoa học ngôn ngữ của PGS.TS Bùi Hiền rất đáng trân trọng. Việc của độc giả hiện tại là nên xem xét cách tiếp nhận còn đánh giá đã có Hội đồng chuyên môn. Xã hội luôn tồn tại quy luật đổi mới và sáng tạo nên sự cống hiến của thầy ông không hẳn là "vô bổ" như nhiều người vẫn nghĩ. Âu cũng chỉ là cách công bố có hơi đường đột, bất ngờ khiến chúng ta tạm thời bị "sốc" và chưa thể làm quen. Cơ bản trong tương lai, biết đâu chúng ta sẽ tìm ra được những yếu tố tích cực nhất định từ bảng chữ cái mà ông đề xuất trong chính công cuộc hoàn thiện ngữ âm tiếng Việt.

Làn sóng mạng xã hội:

Những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng
            Sau ngày 26/11 khi dự án “Kải Kác Tiếq Việt” của ông được lan truyền trên các trang mạng xã hội,  nhiều ý kiến phản đối gay gắt khi nhiều bạn trẻ còn dùng những từ ngữ vô cùng nặng nề như "có vấn đề", "thần kinh", "điên khùng"v..v.. khi nhắc đến PGS.TS Bùi Hiền cùng công trình nghiên cứu của ông. 
            Có thể thấy, cơn bão phê phán trên mạng xã hội không chỉ dừng lại ở những bình luận chuyên môn mà còn chuyển sang công kích, lăng mạ tác giả bằng ngôn từ độc ác, đi quá giới hạn đạo đức cho phép. Thậm chí có người còn chế ảnh  cáo phó của PGS.TS Bùi Hiền hoặc ghép ông vào những câu nói vô văn hoá chỉ để “mua vui” trên mạng xã hội. PGS.TS Bùi Hiền năm nay đã 83 tuổi, và ông đang phải nghe những lời "chửi rủa", trù dập của những người chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu.
            Một ý kiến cá nhân bức xúc cho rằng : “Người nghiên cứu khoa học luôn luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ để đưa ra 1 đề án. Có thể đề án đó không được mọi người công nhận, nhận được nhiều lời chê bai, nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó vẫn có những điểm cần được cân nhắc. Đồng thời, mọi người cũng không nên xúc phạm người đã bỏ công để nghiên cứu nó”.
Nói rất đúng đấy. Nhiều người mắng ông đến mức vô văn hoá. Dù sao ý tưởng không tốt nhưng ông ý cũng xuất phát từ mong muốn giúp đỡ mọi người (chỉ là cái bảng chữ đó sai quá sai  ) Đáng tuổi ông cha mà lên mạng đọc toàn thấy mấy bạn 2k chửi ông”. - một tài khoản facebook cho hay.
            GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cũng đã lên tiếng cho rằng Ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền nêu ra chỉ là quan điểm cá nhân để giới khoa học xem xét. Phần đông nhà ngôn ngữ học, cũng như các nhà quản lý giáo dục, sẽ không đồng tình và chắc chắn nó sẽ không đi đến đâu cả. Với kinh nghiệm của mình, tôi tin tưởng sẽ không có thay đổi nào về chữ viết cả. Tuy nhiên, ông thực sự cảm thấy bất bình về những ý kiến miệt thị, xúc phạm, công kích công trình khoa học, cũng như cá nhân PGS.TS Bùi Hiền.
Người Việt Nam có bản chất rất thích cùng hùa nhau làm việc gì đó, trong khi mỗi người trong số họ ít suy nghĩ thấu đáo về việc đó như thế nào. Cứ có một like là có hàng trăm cái like tiếp theo, hễ có một người ném đá thì sẽ có hàng tấn gạch đá ném theo. Cách ứng xử này gần như đã trở thành "đặc sản" tính cộng đồng làng xã của chúng ta và không biết đến bao giờ mới khắc phục được. Trong khi đó, mạng xã hội lại đang trở thành công cụ hữu hiệu tiếp tay cho thói xấu này. Điều này ở văn hóa phương Tây rất hiếm khi xảy ra, vì mỗi người khi nói, làm gì đều có bản lĩnh để suy nghĩ và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình.

            Vậy liệu trong tương lai chúng ta có cần cải tiến bảng chữ truyền thống hay không?

 Nếu là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ am hiểu sâu sắc vấn đề thì sẽ không bao giờ đưa ra đề xuất cải tiến chữ viết mang tính đảo lộn. Một nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm cũng không bao giờ chấp nhận đề xuất cải tiến chữ viết mang tính đảo lộn. Để thông qua những việc như thế này, không phụ thuộc vào thẩm quyền của một người.
Tổng hợp

KS.Bách Diệp Thành






Tham gia đóng góp ý kiến tại đây
Facebook: Bách Diệp Thành SHOP

Bài Đăng Mới Nhất